Những đồ dùng cần mang theo khi đi leo núi: Hành trình an toàn và hiệu quả

Khi bước chân vào thế giới của leo núi, sự chuẩn bị cẩn thận là chìa khóa để trải nghiệm an toàn và đầy hứng khởi. Để đảm bảo mọi chuyến đi diễn ra suôn sẻ, người leo núi cần trang bị cho mình những đồ dùng quan trọng. Bài viết này sẽ đưa ra danh sách chi tiết những vật dụng không thể thiếu khi bạn bắt đầu hành trình chinh phục những đỉnh núi cao.

Dụng cụ bảo vệ cơ bản 

Trước hết, hãy chắc chắn rằng bạn đã đầy đủ những vật phẩm bảo vệ cơ bản để đối mặt với các điều kiện khắc nghiệt tại núi cao. Mũ bảo hiểm, kính râm chống tia UV, khẩu trang chống bụi và găng tay chống lạnh là những thiết bị không thể thiếu.

Mũ bảo hộ leo núi *

Đây là loại mũ bảo hiểm giúp bảo vệ đầu khỏi những va đập, những chấn thương không mong muốn khi leo trèo trên núi đá và vách núi.
 Mũ bảo hiểm leo núi

Kính râm chống tia UV, chống ánh nắng mặt trời

Đây là loại kính chống chói mắt, chống lóa, quáng gà trong điều kiện ánh sánh và tia UV mạnh như trên địa hình đồi núi cao.
Kính râm xe đạp leo núi RockBros chống tia UV, chống lóa, quáng gà

Găng tay leo núi *

Găng tay là một món đồ trekking cần thiết bởi chúng có tác dụng tăng độ bám khi leo, bảo vệ đôi tay và tránh bị côn trùng chui vào tay. Găng tay tốt thường được làm từ chất liệu len gai hoặc da lộn. Bề mặt có các gai bám để tăng cường độ bám, chống trơn trượt. Theo kinh nghiệm nên lựa chọn loại găng tay không thấm nước, có thể bịt ngón hoặc hở nửa ngón đều được.
Găng tay leo núi

Thiết bị điều hòa nhiệt độ

Việc trekking đòi hỏi sự chuẩn bị cho nhiều loại thời tiết. Bạn cần mang theo áo ấm, áo mưa chống nước, quần leo núi và giày chống nước để đối mặt với tình trạng thời tiết đột ngột. Đồng thời, bảo vệ da khỏi tác động của tia UV với kem chống nắng là quan trọng.

Áo khoác leo núi *

Nếu bạn đi vào mùa đông thì nên chọn loại áo khoác có khả năng giữ ấm. Nhưng vẫn đảm bảo yếu tố siêu nhẹ để giúp dễ dàng hơn khi di chuyển. Còn nếu đi vào mùa hè thì hãy lựa chọn loại áo khoác chống ánh nắng để tay không bị nắng rát nhé!
Áo khoác leo núi
Ngoài ra, những chiếc áo gió đi mưa hay áo khoác gió chống nước luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi chúng có tính ứng dụng trong mọi tình huống rất cao.

Áo mưa leo núi*

Nên mang theo loại áo mưa to, dầy, chất lượng tốt để chống mưa, chống gió to trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Không nên mang loại áo mưa kém chất lượng, mỏng manh dễ bị rách trong quãng đường di chuyển.Áo mưa leo núi mùa mưa

Giày leo núi chống nước *

Bạn nên chọn lựa loại giày trekking hay là hiking tùy thuộc vào điều kiện địa hình và địa điểm leo bạn tham gia. Như là núi đá cao hay trèo đèo lội suối, đi xuyên rừng sao cho phù hợp tác dụng.Giày leo núi phù hợp địa hình

Quần leo núi

Tùy thuộc vào phong cách thời trang dã ngoại của bạn là gì để có thể lựa chọn những chiếc quần trekking phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh kiểu dáng thì chất liệu cũng là một yếu tố hàng đầu mà bạn nên quan tâm. Một chiếc quần có chất liệu co giãn thoải mái, mềm mại và mau khô sẽ giúp bạn có thể di chuyển một cách dễ dàng.Quần leo núi

Ngoài ra, nếu như bạn đi dã ngoại xuyên rừng thì hãy lựa chọn những chiếc quần dáng dài để không bị côn trùng hay đỉa, vắt cắn nhé! Quần nữ giới thường có kiểu dáng ôm vừa phải còn quần nam giới thường có kiểu dáng hộp hoặc bo gấu phía dưới.

Trang phục mặc khi cắm trại *

Khác với quần áo leo núi trekking, bạn cũng cần phải chuẩn bị thêm cho mình những bộ quần áo để mặc trong lúc cắm trại, sinh hoạt. Hãy ưu tiên những chất liệu thoáng mát mang lại cảm giác thoải mái khi nằm ngủ hay khi hoạt động. Tuỳ thuộc vào số ngày đi mà bạn nên chuẩn bị cho phù hợp.

Quần áo mặc khi đi cắm trại

Đồ lót, tất, khăn *

Ngoài việc chuẩn bị quần áo dã ngoại thì bạn cũng cần phải chuẩn bị những đồ dùng cá nhân khác như đồ lót, tất và khăn choàng cổ. Về đồ lót, nên lựa chọn loại đồ lót giấy sử dụng 1 lần để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, đừng quên chuẩn bị thêm tất dài, khăn choàng nếu như địa điểm leo của bạn có nhiệt độ thấp nhé!

Dụng cụ định hình đường đi

Để tránh lạc đường trong môi trường núi, bạn nên cầm theo bản đồ, la bàn và thiết bị định vị GPS, đèn pin chiếu sáng. Điện thoại di động cũng là một công cụ hữu ích, nhưng hãy nhớ cầm theo sạc dự phòng để đảm bảo luôn kết nối.

Bản đồ và la bàn, công cụ định vị GPS *

Rừng núi là những nơi hoang vu, hẻo lánh xa khu dân cư. Chính vì vậy việc mang la bàn và bản đồ là cần thiết để tránh bị lạc đường và mất phương hướng.

Bản đồ và la bàn

Điện thoại di động *

Địa điểm leo, dã ngoại thường xa khu dân cư nên không có sóng di động. Tuy nhiên bạn nên mang thêm thiết bị điện thoại di động để xem bản đồ và chụp hình lưu niệm khi cần.

Đi leo núi mang theo điện thoai di động

Đèn pin chiếu sáng *

Mang đèn pin, thiết bị chiếu sáng giúp bạn tránh bị lạc đường trong đêm tối ở rừng núi. Điều này phòng tránh được các tai nạn, rủi ro trên những cung đường đi như ngã xuống vách núi, ngã xuống vực trong đêm tối.

Đèn pin đi leo núi

Dụng cụ sơ cứu

Sự cần thiết của bộ sơ cứu không thể nào được đề cập đủ. Bạn cần đựng trong túi sơ cứu các vật phẩm như bông, thuốc sát trùng, băng dính, thuốc chống dị ứng, và nước tẩy rửa, kem chống nắng, thuốc xịt côn trùng, dầu gió…

Túi sơ cứu *

Túi sơ cứu cá nhân bao gồm bông, thuốc sát trùng, băng dính, thuốc chống dị ứng. Nước tẩy rửa vết thương như nước Oxy già, thuốc tím, kháng sinh con nhộng như Ampecilin.

Túi sơ cứu cá nhân

Kem chống nắng *

Loại kem này giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mạnh và tia cực tím gây hại cho da. Dù mùa hè hay mùa đông bạn cũng nên mang theo 1 kem để dưỡng da.

Kem chống nắng khi đi leo núi

Thuốc xịt côn trùng

Thuốc xịt côn trùng có tác dụng xua đuổi muỗi, côn trùng, rắn rết, con vắt khỏi xâm nhập vào làm hại cơ thể. Hãy mua loại có thể xịt được cả vào toàn thân lẫn quần áo nhé.

Thuốc xịt côn trùng chống muỗi

Nước và thức ăn*

Một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì sức khỏe và năng lượng là nước và thức ăn. Bạn nên mang theo nước lọc hoặc viên sát trùng nước. Cùng với thức ăn giàu năng lượng như thực phẩm protein và thực phẩm giàu chất béo.

Nước và thức ăn leo núi

Dụng cụ ngủ

Nếu chuyến đi kéo dài và bao gồm việc trải qua đêm, bạn cần mang theo túi ngủ và lều nhẹ. Điều này sẽ làm bạn giữ ấm trong đêm và tạo nên một không gian riêng tư an toàn.

Lều cắm trại

Một chiếc lều cắm trại sẽ mang đến cho bạn một không gian nghỉ ngơi sau những giờ leo vất vả. Tùy thuộc vào số lượng của thành viên trong chuyến đi để lựa chọn loại lều cắm trại phù hợp.

Lều cắm trại

Túi ngủ *

Nếu lều cắm trại mang đến cho bạn một không gian nghỉ ngơi thì túi ngủ lại có tác dụng mang lại một giấc ngủ êm ái và thoải mái. Vì hầu như nhiệt độ ở trên núi thường thấp hơn nhiệt độ ở dưới đồng bằng nên bạn hãy lựa chọn loại túi ngủ có khả năng giữ nhiệt tốt. Điểm này để bảo vệ cơ thể và đảm bảo sức khỏe cho các thành viên.

Túi ngủ

Thảm trải picnic

Tuy không phải là đồ trekking bắt buộc cần phải có. Nhưng khi chuẩn bị đồ dã ngoại mà bạn mang một chiếc thảm trải picnic. Tấm thảm sẽ giúp mọi người có thể ngồi nghỉ ngơi hay ăn uống ở trên đường đi một cách thuận tiện, sạch sẽ. Hãy lựa chọn loại thảm trải dày dặn, chống nước và chống xước để sử dụng trong thời gian dài nhé!

Thảm trải Picnic

Công cụ leo núi

Cuối cùng, không thể quên những công cụ quan trọng cho việc climbing. Điều này bao gồm balo leo núi, dây leo, và gậy leo núi. Đặc biệt, kiểm tra kỹ trước khi đi để đảm bảo chúng đang ở trong tình trạng hoàn hảo.

Balo leo núi *

Bạn có thể mang được nhiều đồ đạc cá nhân hơn nên chọ những loại balo có dung tích lớn, bền, chắc chắn. Khi đeo thì lại gọn gàng, có trợ lực khi đeo.

Balo leo núi

Gậy leo núi *

Nếu như những địa điểm trekking có địa hình gồ ghề và nhiều hiểm trở thì bạn cần bổ sung ngay gậy trekking trong danh sách đồ đạc cần chuẩn bị.  Bởi những chiếc gậy leo núi có tác dụng cân bằng và giảm lực dồn xuống chân. Hay hỗ trợ giúp dễ dàng khi đi qua những địa hình khó khăn.

Gậy leo núi

Đồ dùng cá nhân

Túi đựng đồ vệ sinh cá nhân như dầu gội đầu, sữa tắm, nước rửa tay sát khuẩn, căn cước công dân, tiền mặt hay sạc dự phòng

Túi đựng đồ vệ sinh cá nhân*

Vì tất cả đồ phượt outdoor bạn sẽ chỉ đựng vào trong balo nên hãy yếu tố nhỏ gọn luôn được đặt lên hàng đầu. Tất cả những đồ dùng cá nhân như kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt, dầu gội đầu, sữa tắm, nước rửa tay sát khuẩn. Bạn hãy đựng chúng vào trong một chiếc túi đựng đồ vệ sinh cá nhân để không làm ảnh hưởng đến những món đồ khác.

Túi đựng đồ vệ sinh cá nhân

Căn cước công dân, tiền mặt

Đừng quên đem theo chứng minh thư nhân dân hay thẻ căn cước công dân. Bởi có thể bạn sẽ phải sử dụng trong những trường hợp cần thiết như khi làm các thủ tục cần phải xuất trình giấy tờ, thuê xe máy. Đem theo 1 khoản tiền mặt vừa đủ để chi trả những thứ lặt vặt trên đường như mua đồ ăn, nước uống hay mua vé vào cổng…

Sạc dự phòng*

Cuối cùng, đừng quên chuẩn bị thêm sạc dự phòng để sử dụng trong những lúc cần thiết như sạc đèn pin, sạc điện thoại…

Trạm sạc dự phòng đi dã ngoại

Tóm lại, việc tìm hiểu, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi leo núi là quan trọng để đảm bảo an toàn và thành công cho mọi hành trình. Những đồ dùng trên không chỉ giúp ích cho bạn đối mặt với thách thức của địa hình núi. Mà điều này còn tạo nên trải nghiệm không thể quên trên những đỉnh cao hùng vĩ. Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng và bắt đầu hành trình chinh phục những ngọn núi đang chờ đợi bạn.

5 thoughts on “Những đồ dùng cần mang theo khi đi leo núi: Hành trình an toàn và hiệu quả

  1. Pingback: Top 15 Thương Hiệu Giày Leo Núi Chính Hãng Tốt Nhất, Phổ Biến Hiện Nay - Giày Leo Núi Trekking

  2. Pingback: Giày Trekking, Hiking Là Gì? 6 Tiêu Chí đánh Giá 1 đôi Giày Chất Lượng, Uy Tín? - Giày Leo Núi Trekking

  3. Pingback: Lựa Chọn Gậy Leo Núi Tốt Nhất: Cẩm Nang Chi Tiết Cho Người Mới Bắt đầu - Giày Leo Núi Trekking

  4. Pingback: Top 5 Loại Thực Phẩm Giàu Năng Lượng Cho Chuyến đi Leo Núi Dã Ngoại - Giày Leo Núi Trekking

  5. Pingback: Những Loại Nước Tăng Lực Nên Mang Theo Khi Leo Núi - Giày Leo Núi Trekking

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *