Chùa Cổ Lễ nơi cửa Phật linh thiêng bên dòng sông Hồng

Thời điểm thích hợp để ghé thăm vãn cảnh chùa Cổ Lễ tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định vào mùa xuân ra giêng sau khi ăn Tết âm lịch xong. Hoặc bạn có thể ghé thăm chính hội chùa vào ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hằng năm.

Đôi nét về lịch sử chùa Cổ Lễ Nam Định

Chùa Cổ Lễ, tọa lạc tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nơi đây là một di tích văn hóa độc đáo của Việt Nam, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc đạo Phật và tín ngưỡng truyền thống. Nằm ngay sát quốc lộ 21A, chùa đặc trưng bởi quả chuông Đại Hồng Chung, được đúc bởi Hòa thượng Thích Thế Long vào năm 1936. Đây là quả chuông lớn nhất trên đất nước.

Lịch sử hào hùng của chùa bắt nguồn từ thời kỳ Lý Thần Tông, khi quốc sư Nguyễn Minh Không sáng lập nó nhằm thờ phật. Ban đầu, chùa được xây dựng bằng gỗ theo kiến trúc cổ, nhưng sau đó đã trải qua nhiều thăng trầm và đổ nát. Năm 1902, sư Phạm Quang Tuyên đến trụ trì, đã thực hiện việc thiết kế và xây dựng lại chùa theo phong cách Nhất Thốc Lâu đài. Với những đặc trưng kiến trúc gô-tích, tương đồng với những nhà thờ Công giáo xung quanh.

Chùa đã trải qua nhiều đợt trùng tu, sự hài hòa giữa vật liệu xây dựng. Vật liệu như gạch, vôi vữa, mật mía, và giấy bản. Chúng đã tạo nên độ cố kết vững bền cho toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa. Với những tầng lớp lịch sử và văn hóa. Ngôi chùa này là điểm đến hấp dẫn cho du khách muốn khám phá và tìm hiểu về di sản tâm linh của Việt Nam.

Chùa Cổ Lễ Nam Định

Kiến trúc độc đáo

Kiến trúc của ngôi chùa là một tương phản hài hòa giữa nét đẹp kiến trúc cổ truyền Việt Nam. Và phong cách gô-tích (Gothic) của châu Âu. Với diện tích rộng lớn, chùa mang dáng dấp của một thánh đường Thiên Chúa giáo, tạo nên một không gian linh thiêng và trấn an.

Chùa Thần Quang, xây dựng từ năm 1914, là trung tâm của Chùa Cổ Lễ. Kiến trúc của nó hòa quyện giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên một không gian trang nghiêm và trang trọng. Tượng Phật sơn son thếp vàng cao 4m đặt ở tầng cao, đưa người thăm quan đến không gian linh thiêng.

Gác chuông Kim Chung Bảo Các, cao 13m40 và xây dựng vào năm 1997. Nó là một tuyệt tác kiến trúc truyền thống, với chuông đồng nặng 9.000kg treo ở tầng 2. Khu lăng mộ tổ của chùa và những chiếc thuyền đồng thể hiện sự phong phú và đa dạng của nền văn hóa và tâm linh.

Cổ Lễ, với chuông Đại Hồng Chung nặng 9000kg, là điểm đến độc lạ và ấn tượng. Điểm nhấn này thu hút du khách muốn khám phá không chỉ về lịch sử và văn hóa mà còn về nghệ thuật kiến Phật giáo của Việt Nam.

Toàn cảnh chùa Cổ Lễ

Ao chuông 

Trong khuôn viên khu di tích của chùa là có 1 cái ao khá là đặc biệt. Ở chính giữa ao người ta có chôn 1 chiếc chuông = đồng lớn đường kính có thể dài tới 2m. Xung quanh ao người ta trồng hoa súng hoặc hoa sen, thả các loại cá cảnh như cá chép vàng, cá vàng… Đây là điểm nhấn đặc biệt mà ít ngôi chùa trên đất nước Việt Nam này có được.

Ao chuông chùa Cổ Lễ Nam Định

 

Tháp chuông 9 tầng Cửu Phẩm Liên Hoa

Tháp chuông này là một điểm đặc sắc, đứng vững cao 32m, với 8 mặt và được xây dựng từ năm 1927. Tháp đặt trên lưng một con rùa lớn, đầu quay vào phía chùa, tượng trưng cho sự ổn định và trường thọ. Một chiếc cầu Cuốn bắc qua hồ Chu Tích đưa đến chùa Trình, nơi có tượng Phật Quan Âm nghìn tay và hai lư đồng khổng lồ.

Ngay đằng trước mặt tiền của chủa Cổ Lễ sừng sững lên 1 ngọn tháp chuông cao 9 tầng được xây dụng lại = bê tông. Nhìn từ đằng xa ngọn tháp mang lại cảm giác gần giống như ngọn Lung Linh Bảo Tháp. Ngọn tháp của Lý Thiên Vương trong Phong Thần Bảng và Tây Du Ký. Với đế tháp to và đỉnh ngọn tháp càng ngày càng thu nhỏ lại nhọn hoắt giữa trời xanh. Tháp có đúng 9 tầng vì số 9 tượng trưng cho nhà Phật. Trong phiên âm Hán Việt 9 có nghĩa là cửu, mang ý nghĩa vĩnh cửu rất phổ biến trong Phật giáo.

Tháp chuông 9 tầng Cửu Phẩm Liên Hoa chùa Cổ Lễ

Tham quan danh lam thắng cảnh chùa Cổ Lễ = cách nào

Nếu bạn xuất phát từ thủ đô Hà Nội, phương tiện giao thông phổ biến nhất vẫn là xe máy, ô tô hoặc xe khách. Với quãng đường di chuyển khoảng 108Km đi dọc theo quốc lộ 1A sau đó rẽ vào quốc lộ 21A mới cao tốc Hà Nam – Nam Định là tới chùa. Nhân tiện đường đi, bạn có thể bắt chuyến phà qua sông Hồng. Sang bên đất Thái Bình đi qua 2 xã Hồng Phong, Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là đến địa điểm chùa Keo. Chuyến du lịch vãn cảnh ngôi chùa này chỉ trong vòng 1 ngày là xong.

Quãng đường di chuyển xuất phát từ thủ đô Hà Nội đến chùa Cổ Lễ Nam Định

Lễ hội diễn ra khi nào?

Thời điểm thích hợp để ghé thăm vãn cảnh chùa Cổ Lễ tại thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định là vào mùa xuân ra giêng sau khi ăn Tết âm lịch xong. Hoặc bạn có thể ghé thăm chính hội chùa vào ngày 13 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hằng năm. Vào những ngày chính hội chùa có nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người. Đặc biệt là được xem cuộc thi bơi chải truyền thống trên dòng sông Hồng uốn lượn quanh chùa.

lễ hội chùa Cổ Lễ

Khám phá vẻ đẹp linh thiêng và kiến trúc hòa quyện tại ngôi chùa linh thiêng, Nam Định. Nơi này đưa du khách vào hành trình tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc độc đáo của Việt Nam. Với tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, gác chuông Kim Chung Bảo Các và chuông Đại Hồng Chung. Ngôi chùa trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích sự tinh tế và trấn an.

One thought on “Chùa Cổ Lễ nơi cửa Phật linh thiêng bên dòng sông Hồng

  1. Pingback: Chùa Keo Thái Bình ngôi chùa cổ kính với kiến trúc độc đáo – Giày leo núi trekking

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *