Chùa Keo là 1 ngôi chùa gây ấn tượng với tháp chuông mang dáng vẻ cổ kính khi được xây dựng từ thế kỷ thứ 10 thời nhà Lý. Ngôi chùa này nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Hãy cùng mình tìm hiểu ngôi chùa này nhé qua bài viết dưới đây.
Đôi nét về lịch sử của chùa Keo
Chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 10 dưới thời vua Lý Thánh Tông. Do thiền sư Dương Không Lộ sáng lập lên ở ven sông Hồng từ năm 1061. Tại hương (làng) Giao Thủy, phủ Hà Thanh (nay là các xã thuộc ven sông Hồng huyện Nam Trực và Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chùa có tên chữ là Thần Quang Tự, tọa lạc tại đia bàn xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình ngày nay. Đây là 1 ngôi chùa cổ kính được nhà nước công nhận là di tích lịch sử – di sản văn hóa cấp quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt.
Ban đầu chùa có tên gọi là Nghiêm Quang Tự, sư tổ chính là Lý Triều Quốc Sư: Thiền sư Nguyễn Minh Không, pháp hiệu là Không Lộ. Đến năm 1167 mới đổi thành Thần Quang Tự. Vì làng Giao Thủy có tên Nôm là Keo, nên ngôi chùa này cũng được gọi là chùa Keo.
Ngôi chùa có 3 cơ sở trong đó ngôi chùa chính thức nằm tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư. Các cơ sở khác của chùa nằm tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành làng Hành Thiện, xây dựng nên ngôi chùa Keo mới. Thường được gọi là chùa Keo Dưới (Keo Hạ) hay chùa Keo Hành Thiện . Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất Thái Bình. Và cũng dựng lên một ngôi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo Thượng).
Kiến trúc độc đáo
Chùa Keo, Thần Quang Tự, là một di tích kiến trúc tuyệt vời với diện tích toàn khu rộng khoảng 58.000m². Khuôn viên này bao gồm nhiều ngôi nhà hình thành các cụm kiến trúc đa dạng. Với 17 công trình còn lại, bao gồm 128 gian xây dựng theo phong cách Nội công ngoại quốc. Tất cả các công trình đều được dựng từ gỗ lim, được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê, Việt Nam thực hiện với độ tinh xảo cao.
Du khách bắt đầu hành trình tại cột cờ gỗ chò cao 25m. Sau đó đi qua sân lát đá để đến tam quan ngoại với hồ sen và tam quan nội với cánh cửa cao 2m, rộng 2,6m, chạm khắc một ổ rồng đẹp mắt. Cửa chùa, với rồng mẹ và rồng con, chầu Nhật nguyệt, là biểu tượng của kiến trúc đời nhà Lê, phản ánh sự uy nghiêm và tinh tế.
Tiếp theo, khi bước qua tam quan, du khách sẽ khám phá 24 gian hành lang hai bên. Khu vực thờ Phật bao gồm ba ngôi nhà nối tiếp nhau: chùa Hộ, ống Muống và Phật điện. Điều đặc biệt là sự hiện diện của tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề, tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Tất cả tạo nên gần 100 pho tượng trong khu thờ Phật.
Phía sau khu thờ Phật là khu thờ thánh Không Lộ – Lý Quốc Sư, bao gồm 4 toà: Giá Roi, Thiêu Hương, Phục Quốc và Thượng Điện. Đền Thánh này lớn hơn chùa Phật 7 gian và có mái chia thành 3 loại khác nhau. Toà Phục Quốc với mái vẩy, toà Giá Roi theo kiểu hồi diêm, và hai toà Thiêu Hương và Thượng Điện theo lối chéo đao tẩu góc. Toà Thượng Điện đặc biệt có pho tượng Thiền sư Không Lộ bằng gỗ trầm hương, có niên đại khoảng nghìn năm, được bảo quản trong cung cấm. Ngoài ra, khu vực này còn có một giếng nước đặc biệt với 36 cối đá thủng, từng được sử dụng để giã gạo khi xưa. Điểm nhấn cho sự độc đáo và lịch sử của Chùa Keo Thái Bình.
Tháp chuông cổ kính
Tại chùa Keo, tháp chuông cổ kính đứng là biểu tượng kiến trúc nổi bật. Nó thu hút sự chú ý của du khách bởi vẻ đẹp lôi cuốn và sự lịch sử quý báu. Tháp chuông này cao 11m, với 3 tầng mái và kết cấu bền vững được ghép từ những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông được chế tạo từ gỗ và liên kết chặt chẽ bằng mộng. Nó nâng đỡ 12 mái ngói với 12 đao loan, tạo nên một hình ảnh ấn tượng và truyền thống.
Gác chuông được đặt trên một nền gạch vuông vắn, tạo nên một nền móng vững chắc. Tầng một của tháp có một khánh đá cao 1,2m, tầng hai đặt một quả chuông đồng lớn đúc năm 1686, cao 1,3m, đường kính 1m. Hai quả chuông nhỏ ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62m, đường kính 0,69m, đều được đúc năm 1796. Đây không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật gác chuông tinh xảo. Mà còn là những biểu tượng mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa, là điểm đặc sắc đáng khám phá tại di tích này.
Tháp chuông được làm hoàn toàn từ loại gỗ Lim quý giá chống được mối mọt, hỏng hóc theo thời gian. Điểm đặc biệt của ngọn tháp này là được ghép nối với nhau = các mối mộng gỗ, các cột kèo xà lớn. Nó không cần dùng đến bất kỳ 1 chiếc đinh sắt nào mà vẫn chắc chắn với thời gian.
Giếng nước cầu tình duyên, cầu tài lộc và may mắn
Hồi còn bé mình có bắt gặp giếng nước nằm trong khuôn viên chùa Keo. Giếng nước được đào sâu, nước trong vắt. Người ta hay múc nước giếng để uống. Việc làm này mang ý nghĩa cầu tài lộc, cầu may mắn và cầu tình duyên. Tuy nhiên đến ngày nay, miệng giếng khơi đã được xây cao và đậy nắp kỹ càng nhằm đảm bảo an toàn. Du khách cũng không còn múc nước giếng để uống nữa. Thay vào đó khách du lịch hay thả tiền lẻ vào miệng giếng để cầu tài lộc, may mắn, vạn sự như ý.
Lễ hội chùa
Thời điểm thích hợp để du lịch đến địa điểm này là mùa xuân. Cụ thể là ăn Tết âm lịch xong ra giêng tầm mùng 4, mùng 5 chùa bắt đầu khai hội đầu năm. Hoặc bạn có thể đến chùa vào mùa lễ hội chính thức vào ngày 15 âm lịch tháng 9 hằng năm.
Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động. Dân gian có câu ca dao về hội chùa Keo: “Dù cho cha đánh mẹ treo Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.”
Di chuyển đến chùa bằng cách nào?
Nếu bạn xuất phát từ thủ đô Hà Nội, bạn có thể di chuyển = xe máy hoặc ô tô, xe khách. Với quãng đường dài khoảng 120Km đi dọc theo quốc lộ 1A cũ hoặc quốc lộ 21A mới cao tốc Hà Nam – Nam Định – Thái Bình. Tuyến đường gần khu vực chùa rất dễ di chuyển vì được bê tông hóa hoàn toàn theo chính sách đường nông thôn mới. Đến nơi bạn có thể gửi xe máy hoặc oto tại nhà dân ven đường gần chùa hoặc bãi đỗ xe trước cổng chùa. Phí gửi xe máy là 10.000 VNĐ còn ôtô là 30.000 VNĐ.
Bạn có thể thăm quan khu di tích lịch sử này trong 1 ngày hoặc thuê nhà nghỉ qua đêm ven đường nếu muốn. Nếu thích bạn có thể tiện đường ghé qua thăm quan chùa Cổ Lễ bên thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Thông qua việc di chuyển = phà qua sông Hồng nối liền 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định.
Đến Thái Bình có đặc sản gì
Bánh Cáy
Bánh cáy Thái Bình – Đặc sản của làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Với nhiều màu sắc đẹp mắt, bánh cáy được làm từ gạo nếp ngon, kết hợp gấc và dành dành để tạo màu tự nhiên. Bột xôi được giã thành bột dẻo, sau đó thái thành hình con cáy trên khay. Nước mạch nha được nhào trộn với các nguyên liệu, đun chín đến độ dẻo, tạo nên bánh cáy mềm ngon.
Bánh sau khi nguội được cắt thành những thanh nhỏ, đóng gói trong hộp kèm với vừng, lạc, mứt bí. Những hộp bánh cáy đẹp mắt được sắp xếp trên bàn thờ, tạo điểm nhấn trên mâm ngũ quả ngày xuân, cùng với bánh chưng, bánh dày. Nó mang đến không khí truyền thống và phong cách đặc trưng cho người thưởng thức.
Ổi Bo – Trái ngon quê lúa
Ổi Bo – Trái ngon quê lúa là đặc sản của làng Bo, Phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình. Với hương vị giòn, thơm lừng và ngọt đậm, ổi Bo là biểu tượng của sự hòa quyện giữa đất và con người nơi đây.
Theo truyền thống, ổi Bo xuất phát từ một quả lạ được một người dân ở làng Bo phát hiện và trồng rộng rãi. Với nền đất phù sa nhẹ tốt. Giống ổi Bo chính hiệu chỉ mang lại chất lượng và hương vị tuyệt vời khi trồng tại đất nguyên thổ của làng Bo. Quả ổi Bo có nhiều hình dạng khác nhau, từ giống giống như quả cam dẹt đến quả giống như quả lê, tạo ra sự đa dạng đặc trưng cho sản phẩm.
Để đạt được trái ổi Bo thơm ngon, cùi dầy và ít hạt, quá trình chăm sóc từ gieo giống đến thu hoạch là một quá trình công phu và cầu kỳ. Sự kỳ công này bao gồm việc gieo hạt vào tháng 8, chăm sóc cây cẩn thận, và thu hoạch chỉ vào tháng 7 hàng năm. Điều đặc biệt, giống ổi Bo mang đi trồng ở nơi khác có thể thay đổi hương vị và chất lượng, giữ lại sự độc đáo của đất Thái Bình.
Ẩn sau vẻ ngoại hình bắt mắt, người trồng ổi Bo chia sẻ những bí quyết nhỏ. Hái ổi bằng nèo, không trèo cây, và không rủ xuống đất để tránh chua. Khi thưởng thức, cách ăn bình dị dân dã mới tạo nên hương vị đặc trưng. Từ vị chát đầu tiên, đến vị chua dịu và vị ngọt, ổi Bo là hành trình trải nghiệm hương vị đặc trưng của quê lúa. Với những đặc trưng đặc biệt này, ổi Bo trở thành đặc sản gắn liền với hồn quê. Là lời nhắc nhở về vùng đất lúa cho những người con xa quê.
Chùa Keo Thái Bình là viên ngọc lịch sử, kiến trúc tinh tế với gác chuông độc đáo và tượng Phật Quan Âm quý báu. Khám phá nét đẹp truyền thống tại địa điểm này, một trải nghiệm tâm linh và văn hóa không thể bỏ qua.
Pingback: Chùa Cổ Lễ Nơi Cửa Phật Linh Thiêng Bên Dòng Sông Hồng - Giày Leo Núi Trekking